- Tiểu đường loại 1, chiếm khoảng 5-10% của tổng số người bị bệnh, xẩy ra khi cơ thể không sản xuất ra chất insulin, thường phát hiện nơi trẻ em và thanh thiếu niên. Người bị bệnh tiểu đường loại 1 bắt buộc phải chích insulin hàng ngày.
- Tiểu đường loại 2, chiếm khoảng 90-95% của tổng số người bị bệnh, xẩy ra khi cơ thể sản xuất không đủ insulin hoặc sản xuất đủ nhưng vì một lý do nào đó, insulin vẫn không đưa đường vào trong các tế bào một cách hữu hiệu được (gọi là kháng insulin).
Bệnh tiểu đường có thể đưa đến rất nhiều nguy cơ khác nhau như máu nhồi cơ tim, cao áp huyết, tai biến mạch máu não, mù mắt, hư thận, hư hại các hệ thần kinh đưa đến trường hợp phải cưa tay cưa chân. Ngoài ra bệnh tiểu đường cũng gây ra tình trạng bất lực, liệt dương cho rất nhiều bệnh nhân nam giới. Tiểu đường cũng đưa đến tình trạng âm đạo khô khan cho bệnh nhân nữ giới gây ra nhiều đau đớn khi gần gũi người phối ngẫu. Gần đây các nghiên cứu còn cho thấy tiểu đường sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ của quý vị cao niên (Alzheimer's Disease).
Những người bị tiểu đường nên:
- Xuống cân nếu bị mập. Quá nhiều mỡ trong cơ thể, nhất là mỡ đóng chung quanh bụng, sẽ làm cho các tế bào trở nên kháng insulin (có insulin trong máu nhưng đường vẫn không đi vào trong các tế bào được).
- Tập thể thao như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp, đánh tennis, v.v... sẽ giúp cho đường đi vào trong các tế bào dễ dàng hơn (giảm thiểu sự kháng insulin của các tế bào) đồng thời cũng giúp làm xuống cân.
- Dùng những loại dược thảo giúp điều hòa đường trong máu, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường, giúp bảo vệ các mạch máu và những bộ phận trong cơ thể cho khỏi bị hủy hoại bởi đường trong máu gây ra (dược phẩm số 120).
- Bớt ăn các loại thức ăn có chỉ số GLYCEMIC cao hơn 70 và nên ăn các loại thức ăn có chỉ số GLYCEMIC dưới 55 để tránh cho đường trong máu gia tăng mau lẹ (xem phần Cách Ăn Uống Khi Bị Tiểu Đường tiếp theo để biết thêm chi tiết về chỉ số GLYCEMIC của những thức ăn thông dụng).